HMD hé lộ loạt điện thoại Nokia sắp trình làng
Chị cho biết sau lần đó chị thấy chuyện đưa con đi chơi không quá đáng sợ như mọi người nói nên tiếp tục hành trình đến khoảng 30 tỉnh, thành khác. Đi nhiều nơi, làm quen với bạn mới, con chị ngày càng dạn dĩ hơn, trong khi lúc trước chỉ gặp người lạ là khóc òa lên. Mỗi năm, chị Liễu lên kế hoạch đưa con đi chơi ít nhất 4 lần, chuyến dài nhất khoảng 10 ngày. Chưa kể những lần đi công tác ở các tỉnh, chị luôn mang con theo cùng cho bé trải nghiệm, làm quen với sinh viên.Lý do du khách Úc chọn Việt Nam thay vì Thái Lan hay Indonesia
Là doanh nghiệp tiên phong trong quá trình chuyển đổi xanh ở Việt Nam, đồng thời vận hành hệ sinh thái đa ngành, đa dịch vụ, Tập đoàn Vingroup cùng hàng triệu khách hàng và đối tác quyết định phát động chiến dịch "Thứ 4 Ngày Xanh". Theo đó, thứ tư hàng tuần sẽ là ngày khuyến khích cộng đồng thực hiện những thay đổi nhỏ nhưng thiết thực như hạn chế đồ nhựa dùng một lần, tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi sang phương tiện di chuyển xanh bằng xe điện…Cụ thể, các công ty thành viên và công ty liên kết của Vingroup triển khai hàng loạt chương trình ưu đãi, hoạt động xanh và sáng kiến bảo vệ môi trường, như: Vincom cam kết đẩy mạnh các chương trình thu gom chai nhựa và pin cũ tại các "Trạm Xanh Tái Sinh" và các ưu đãi giảm giá khi khách hàng không sử dụng túi nilon tại những cửa hàng đối tác; Xanh SM cung cấp mã ưu đãi 12% (tối đa 2,050 triệu đồng), áp dụng cho các chuyến xe taxi Xanh trên toàn quốc vào mỗi thứ tư; V-Green công bố chương trình flash sale ưu đãi Ngày Xanh, chiết khấu cho khách hàng lẻ đăng ký nhượng quyền; Vinhomes tăng cường các hoạt động hấp dẫn dành cho cư dân thành viên câu lạc bộ "Sống Xanh - Văn minh - Đẳng cấp" tại mỗi khu đô thị…Cùng với đó, Quỹ Vì tương lai xanh sẽ khởi động chuỗi thử thách sống xanh hàng tuần trên mạng xã hội. Chương trình diễn ra từ nay cho đến hết năm 2025 với tổng giá trị giải thưởng lên tới 600 triệu đồng (chi tiết sẽ được đăng tải trên website của Quỹ).TS Lê Thái Hà, Giám đốc Điều hành Quỹ Vì tương lai xanh cho biết: "Hành trình hướng đến cam kết Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam không chỉ là trách nhiệm của riêng Chính phủ hay các doanh nghiệp lớn mà cần sự chung tay của mỗi người dân. "Thứ 4 Ngày Xanh" là chiến dịch mang tinh thần Toàn quốc - Toàn dân - Toàn diện, hướng đến mục tiêu thay đổi lối sống, kiến tạo một tương lai xanh hơn cho thế hệ mai sau. Khi cả cộng đồng cùng hành động, những thay đổi nhỏ có thể tạo nên sức mạnh to lớn. Chúng tôi kỳ vọng, chiến dịch sẽ trở thành một phong trào và được lan tỏa rộng khắp đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống."Trước đó, Vingroup đã tổ chức và triển khai thành công các chiến dịch như "Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh" (tháng 6.2024) và chiến dịch "Vì thủ đô trong xanh" (tháng 1.2025). Các cán bộ nhân viên Vingroup cũng đi đầu triển khai các sáng kiến bảo vệ môi trường trên toàn bộ hệ sinh thái đa ngành, đa dịch vụ, như tiên phong chuyển đổi xanh và di chuyển bằng xe điện, thể hiện cam kết mạnh mẽ với mục tiêu bảo vệ môi trường. Đặc biệt, trong năm 2024, các công ty trong hệ sinh thái Vingroup đã áp dụng hàng loạt sáng kiến xanh, đóng góp mạnh mẽ vào việc giảm phát thải tương đương lên đến gần 420.000 tấn CO2.Trong đó, tại Vincom, 100% các trung tâm thương mại đã triển khai trạm sạc, điểm đỗ ưu tiên dành cho xe điện VinFast. Chuỗi các khách sạn Vinpearl tổ chức những buổi đào tạo "Rác thải xanh" - phân loại rác tại nguồn, tổ chức những hoạt động dành riêng cho khách hàng trẻ em như làm đồ chơi từ nhựa tái chế...Việc giáo dục lối sống xanh cũng đặc biệt được chú trọng ở thế hệ học sinh khi 100% cơ sở trường học Vinschool gắn liền những hoạt động như hướng dẫn thu gom, tái chế rác thải, thực hành tiết kiệm điện nước... Ngoài ra, Vinmec cũng quyết liệt triển khai ngày thứ tư hàng tuần không dùng túi nilon tại các quầy thuốc giúp lượng túi nilon hàng tháng giảm 3%, tỷ lệ khách hàng không lấy túi nilon khi mua thuốc trong ngày thứ tư chiếm 76% trên toàn hệ thống.Việt Nam hiện đang đối mặt với những thách thức về môi trường nghiêm trọng hơn bao giờ hết, từ ô nhiễm không khí, rác thải nhựa đến tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu. Ô nhiễm đã và đang gây ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và sức khỏe của người dân. Để có được một tương lai xanh và bền vững cho thế hệ mai sau, Việt Nam cần có sự chung tay của toàn thể cộng đồng để tạo ra những thay đổi thực chất và bền vững.Chương trình "Thứ 4 Ngày Xanh" tiếp tục là nỗ lực mới nhất thể hiện vai trò tiên phong của Vingroup, đây cũng là hành động cụ thể trong nỗ lực hiện thực hóa cam kết của Chính phủ về Net Zero vào năm 2050, góp phần xây dựng một Việt Nam thịnh vượng và hài hòa với thiên nhiên.
Trao tiền bạn đọc giúp gia đình 'chồng chăm vợ ung thư, con tự kỷ'
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Khi được hỏi, tất cả những người dân địa phương đều không biết danh tính những người đang bao chiếm hàng chục ha đất ven biển thuộc các xã Kiểng Phước, Tân Thành, Tân Điền (H.Gò Công Đông, Tiền Giang) để nuôi hàu thương phẩm. Đứng trên đê biển Tân Thành quan sát, bất kỳ ai cũng dễ dàng nhìn thấy ngay bên dưới bãi rác Kiểng Phước là các giàn nuôi hàu liên kết với nhau, chạy song song đê biển với chiều dài hơn 10 km, thuộc các xã Tân Điền, Tân Thành và Kiểng Phước của H.Gò Công. Các giàn nuôi hàu này được kết lại. Mỗi mảng liên kết với nhau bằng nhiều dây lớn, phía trên là các phuy nhựa nổi, phía dưới là ruột xe để cho hàu bám vào. Lúc triều cường lên, từng mảng rác lớn từ bãi rác Kiểng Phước bị cuốn phăng xuống biển, trôi xung quanh các giàn nuôi hàu. Theo người dân địa phương, hơn 2 năm trước, có một số người lạ mặt đến đây thả các giàn ruột xe xuống khu vực ven biển để nuôi hàu. Không lâu sau đó, mô hình này nở rộ rất nhanh, nhiều người lạ mặt bao chiếm toàn bộ khu vực dọc đê biển Tân Thành. Một ngư dân sống gần đê biển Tân Thành cho biết: "Cũng sử dụng đất ven biển làm kinh tế nhưng người nuôi nghêu phải làm hợp đồng thuê đất với nhà nước; sò giống tự nhiên cũng do nhà nước quản lý, cấm khai thác. Riêng những người nuôi hàu bằng ruột xe thì không phải thuê đất, họ ngang nhiên bao chiếm bãi biển. Họ làm công khai trong thời gian dài như vậy. Thật sự, tôi không hiểu đây là mô hình gì..." Để làm rõ vùng đất rộng lớn ven biển bị bao chiếm để nuôi hàu, PV Thanh Niên đã liên hệ chính quyền địa phương. Trao đổi bằng văn bản với PV, ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch UBND H.Gò Công Đông (Tiền Giang) khẳng định, mô hình nuôi hàu bằng ruột xe dọc theo biển Tân Thành là tự phát, chính quyền địa phương không cấp phép. Các chủ giàn hàu tự bao chiếm đất ven biển cách bờ từ khoảng 500 - 3.500 m để thả nuôi.Về công tác quản lý nhà nước, theo ông Sơn, ngày 11.11.2024, UBND H.Gò Công Đông đã ban hành quyết định thành lập tổ kiểm tra chấp hành pháp luật về nuôi hàu không đúng quy định. Đến nay, UBND huyện đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với 12 chủ nuôi hàu trên biển thuộc địa bàn xã Kiểng Phước để xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đến nay huyện vẫn chưa ban hành quyết định xử phạt.PV Thanh Niên cũng đặt câu hỏi về việc cách nuôi hàu bằng ruột xe cũ này có được tiếp tục tồn tại hay không? vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàu thương phẩm được nuôi từ mô hình này?. Tuy nhiên phía chính quyền địa phương vẫn chưa có câu trả lời.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.4.2024
Đây là hình ảnh về đám mây kỳ lạ chia bầu trời thành 2 phần, có ranh giới rõ ràng vào sáng 25.2 ở khu vực tỉnh Bình Dương, Bình Phước đang được nhiều người dùng mạng xã hội chia sẻ. Góc chụp này là từ tỉnh Bình Dương do bạn đọc Trương Bá Thiện chia sẻ. Bên trong đám mây, xen kẽ mây đen và mây trắng, tạo nên khung cảnh huyền ảo.Ngoài ra, một số người ở TP.Thủ Đức, Củ Chi (TP.HCM) và tỉnh Tây Ninh,... cũng cho biết nhìn thấy đám mây kỳ lạ này trên bầu trời.Đây là góc chụp từ quận 7 (TP.HCM) do bạn đọc Trịnh Cường gửi tới Báo Thanh Niên. Nhiều người nhận xét đây là đám mây lạ, lần đầu tiên được thấy trong đời. Thậm chí, có người còn cho rằng đây là "dị tượng, không phải chuyện đùa". Chuyên gia khí tượng giải thích ra sao về những đám mây kỳ lạ này? Mời quý vị theo dõi giải đáp trong video.